Việc sử dụng rượu bia trước khi lái xe là một trong những nguyên nhân chính gây ra các vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng. Do đó, hành vi này sẽ bị xử phạt rất nặng, có thể lên đến 40 triệu đồng và bị tước giấy phép lái xe từ 22 đến 24 tháng theo nghị định số 100/2019/NĐ-CP. Để bạn có thể hiểu rõ hơn về mức phạt nồng độ cồn ô tô, hãy theo dõi các thông tin chi tiết trong bài viết dưới đây nhé.
Chi tiết mức phạt nồng độ cồn ô tô
Việc sử dụng rượu bia trước khi lái xe là một trong những nguyên nhân chính gây ra các vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng. Do đó, hành vi này sẽ bị xử phạt rất nặng, có thể lên đến 40 triệu đồng và bị tước giấy phép lái xe từ 22 đến 24 tháng theo nghị định số 100/2019/NĐ-CP. Để bạn có thể hiểu rõ hơn về mức phạt nồng độ cồn ô tô, hãy theo dõi các thông tin chi tiết trong bài viết dưới đây nhé.
Chi tiết mức phạt nồng độ cồn ô tô
Dữ liệu từ Ủy ban An toàn Giao thông Quốc gia chỉ ra rằng, khoảng 40% tổng số vụ tai nạn giao thông và 11% tổng số người tử vong do tai nạn liên quan đến việc sử dụng rượu và bia.
Cụ thể, có khoảng 13.000 vụ tai nạn giao thông được ghi nhận do người lái xe lái xe trong tình trạng say rượu, gây tử vong cho khoảng 4.000 người và làm bị thương cho khoảng 10.000 người. Trong số những người nhập viện vì tai nạn giao thông, có đến 67% là người lái ô tô có nồng độ cồn trong máu. Do đó, việc quy định mức phạt nồng độ cồn ô tô là giải pháp vô cùng cần thiết.
Mức phạt nồng độ cồn ô tô được quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP (sửa đổi tại Nghị định 123/2021/NĐ-CP) như sau:
Mức xử phạt nồng độ cồn oto | Mức tiền phạt | Hình phạt bổ sung |
Người điều khiển ô tô trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn chưa vượt quá 50mg/100ml máu hoặc chưa vượt quá 0,25mg/1 lít khí thở | Phạt tiền từ 6.000.000đ đến 8.000.000đ (Điểm c Khoản 6 Điều 5) | Tước Quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 10 tháng đến 12 tháng. (Điểm e Khoản 11 Điều 5) |
Người điều khiển ô tô trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50mg đến 80mg/100ml máu hoặc vượt quá 0,25mg đến 0,4mg/1 lít khí thở | Phạt tiền từ 16.000.000đ đến 18.000.000đ (Điểm c Khoản 8 Điều 5) | Tước Quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 16 tháng đến 18 tháng. (Điểm g Khoản 11 Điều 5) |
Người điều khiển ô tô trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80mg/100ml máu hoặc vượt quá 0,4mg/1 lít khí thở | Phạt tiền từ 30.000.000đ đến 40.000.000đ (Điểm a Khoản 10 Điều 5) | Tước Quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 22 tháng đến 24 tháng. (Điểm h Khoản 11 Điều 5) |
Bên cạnh đó, người có thẩm quyền còn có thể xử phạt nồng độ cồn ô tô với hình thức tạm giữ phương tiện tối đa 7 ngày trước khi ra quyết định chính thức theo như quy định tại Điều 125 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012.
Lưu ý: Trong trường hợp cá nhân hoặc tổ chức vi phạm có địa chỉ cụ thể, có khả năng bảo quản phương tiện, có bến bãi hoặc sẵn sàng đặt tiền bảo lãnh, có thể xem xét giữ xe vi phạm dưới sự quản lý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Các mức xử phạt vi phạm khi có nồng độ cồn xe ô tô
Mức xử phạt không có bằng lái xe ô tô
Mức phạt liên quan đến việc không có bằng lái xe ô tô được quy định như sau:
- Người điều khiển xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự không mang theo Giấy phép lái xe (GPLX) sẽ bị phạt tiền từ 200.000 đến 400.000 đồng, trừ trường hợp vi phạm quy định tại Điểm c, Khoản 8 của Nghị định 123/2021/NĐ-CP (theo Khoản 3, Điều 21 của Nghị định 123/2021/NĐ-CP).
- Người điều khiển xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự, có GPLX nhưng đã hết hạn sử dụng dưới 3 tháng hoặc sử dụng GPLX không hợp lệ, sẽ phải đối mặt với mức phạt tiền từ 5.000.000 đến 7.000.000 đồng (theo Khoản 8, Điều 21 của Nghị định 123/2021/NĐ-CP).
- Người điều khiển xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự, có GPLX nhưng không phù hợp với loại xe đang điều khiển hoặc đã hết hạn sử dụng từ 3 tháng trở lên; không có GPLX; sử dụng GPLX không do cơ quan có thẩm quyền cấp hoặc sử dụng GPLX bị tẩy, xóa, sẽ phải đối mặt với mức phạt tiền từ 10.000.000 đến 12.000.000 đồng (theo Khoản 9, Điều 21 của Nghị định 123/2021/NĐ-CP).
Mức xử phạt lỗi xe ô tô không bật đèn khi có nồng độ cồn
Theo quy định tại Điều 5 của Nghị định số 123/2021/NĐ-CP, xử phạt đối với xe không bật đèn khi có nồng độ cồn được xác định như sau:
Người điều khiển xe sẽ bị phạt tiền từ 800.000 đến 1.000.000 đồng nếu thực hiện hành vi vi phạm sau đây: Sử dụng không đủ đèn chiếu sáng hoặc không sử dụng đèn chiếu sáng trong khoảng thời gian từ 19 giờ ngày hôm trước đến 05 giờ ngày hôm sau, đặc biệt trong điều kiện thời tiết xấu khi có hạn chế tầm nhìn, sương mù; sử dụng đèn chiếu xa khi tránh xe đi ngược chiều.
Mức phạt nồng độ cồn ô tô không gương chiếu hậu
Theo quy định tại Điều 16 của Nghị định 100/2019/NĐ-CP, mức phạt đối với hành vi không có gương chiếu hậu đối với người điều khiển xe ô tô, rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo theo và các loại xe tương tự xe ô tô được xác định như sau:
Người điều khiển xe sẽ bị phạt tiền từ 300.000 đến 400.000 đồng nếu thực hiện hành vi vi phạm:
- Lái xe mà không trang bị gương chiếu hậu, đèn chiếu sáng, đèn soi biển số, đèn báo hãm, đèn tín hiệu, cần gạt nước
- Không dây an toàn, dụng cụ thoát hiểm, thiết bị chữa cháy, đồng hồ báo áp lực hơi, đồng hồ báo tốc độ của xe hoặc có những thiết bị đó nhưng không có tác dụng, không đúng tiêu chuẩn thiết kế (đối với loại xe được quy định phải có những thiết bị đó), trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm m, khoản 3 của Điều 23 và điểm q, khoản 4 của Điều 28 trong Nghị định này.
2 cách xác định nồng độ cồn ô tô
Hiện nay, có hai cách để đo lường nồng độ cồn giúp xác định vi phạm, bao gồm phân tích máu và sử dụng thiết bị đo nồng độ cồn qua hơi thở.
- Đo nồng độ cồn trong máu
Phương pháp xét nghiệm nồng độ cồn trong máu được áp dụng để đo lường chính xác mức độ cồn hiện diện trong máu. Thường được sử dụng trong các tình huống như: đối tượng lái xe có nghi ngờ về việc sử dụng cồn, người bị ngộ độc cồn, và những người có rủi ro cao về ngộ độc do tiếp xúc với sản phẩm chứa cồn.
Công thức tính nồng độ cồn trong máu sẽ được áp dụng như sau:
C = 1,056*A:(10W*R)
Trong đó:
+ A là lượng cồn tiêu thụ (1 đơn vị cồn tương đương với 220ml bia có nồng độ cồn 5%, 100ml rượu vang có nồng độ 13,5%, và 30ml rượu đậm có nồng độ cồn 40%).
+ W là cân nặng của người điều khiển phương tiện.
+ R là hằng số hấp thụ cồn tùy thuộc vào giới tính (được quy định là 0,7 cho nam và 0,6 cho nữ).
- Đo nồng độ cồn trong khí thở
-
Phương pháp đo lường nồng độ cồn này được áp dụng tại các điểm kiểm soát giao thông do tính chính xác cao, quy trình thực hiện nhanh chóng, đồng thời được hỗ trợ bởi các thiết bị đo chuyên dụng. Lực lượng Cảnh sát Giao thông (CSGT) thực hiện việc đo lường nồng độ cồn trong khí thở, và dựa vào kết quả thu được, CSGT có thể áp dụng mức phạt nồng độ cồn ô tô đối với người điều khiển phương tiện vi phạm theo quy định.
Trên đây là các thông tin chi tiết về mức phạt nồng độ cồn ô tô theo quy định mới. Vì sự an toàn của chính bản thân cũng như những người tham gia giao thông khác, hãy nâng cao ý thức “Đã sử dụng rượu bia, tuyệt đối không được lái xe”. Nếu bạn đang quan tâm đến các thiết bị hỗ trợ lái xe an toàn như màn hình ô tô android, android box, liên hệ ngay Zestech theo hotline 0816 207 888 để được hỗ trợ nhanh chóng nhé.